
Thủy tinh thể nhân tạo (Intraocular lens) là một thấu kính nội nhãn trong suốt rất nhỏ, được thiết kế với hình dáng, kích thước phù hợp với mắt nhằm mục đích thay thế thấu kính tự nhiên của mắt thông qua phẫu thuật đục thủy tinh thể.
Cấy ghép thủy tinh thể nhân tạo có thể giúp khắc phục các vấn đề về thị lực như cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị. Đồng thời giúp người bệnh khôi phục thị lực nhanh chóng, trường nhìn rộng và rõ nét hơn.
Sau khi cấy ghép vào mắt, vị trí của thủy tinh thể nhân tạo nằm bên trong nhãn cầu, phía trước dịch kính và được cố định bởi các dây chằng.
Thủy tinh thể nhân tạo được thiết kế với hình dạng giống với thấu kính tự nhiên của mắt để phù hợp với cấu trúc của mắt. Nó có độ dày khoảng 4mm, rộng từ 8 – 10mm. Cấu tạo gồm 3 lớp: bao, vỏ và nhân. Bao gồm bao trước và bao sau, vỏ là hội tụ của nhiều sợi thủy tinh thể, nhân là phần chính gồm nhiều sợi nằm ở vị trí giữa.
Các loại thủy tinh thể nhân tạo có màu trắng trong suốt, một số loại có màu vàng, chúng được làm từ nhiều chất liệu như silicone, acrylic hoặc các thành phần nhựa PMMA khác. Đặc biệt, bề ngoài của thủy tinh thể nhân tạo còn được làm bằng một chất liệu giúp bảo vệ mắt khỏi tia cực tím (UV) có hại từ mặt trời.
Khi được ghép thủy tinh thể nhân tạo vào mắt, lúc này chúng sẽ hoạt động giống như thấu kính tự nhiên của mắt giúp tập trung ánh sáng đi vào mắt qua giác mạc đi vào bên trong mắt và chuyển hình ảnh qua dây thần kinh đến não. Theo đó, thấu kính sẽ được đặt theo số đo tùy chỉnh của bệnh nhân và giúp họ nhìn rõ nhất có thể.
Các loại thủy tinh thể nhân tạo thường có độ bền bỉ cao và tuổi thọ lâu dài. Các bác sĩ nhãn khoa còn nhận định độ bền của thủy tinh thể nhân tạo sau khi được cấy ghép vào mắt đôi khi là vĩnh viễn, không cần phải thay thế sau một khoảng thời gian nhất định. Chúng được thiết kế để tồn tại đến hết cuộc đời bạn. [1]
Trong số các loại thủy tinh thể nhân tạo thì có 2 loại được đánh giá tốt bao gồm:
Thấu kính đơn tiêu cự là loại thủy tinh thể nhân tạo tốt nhất và phổ biến hiện nay. Chúng chỉ có một tiêu cự duy nhất để điều chỉnh tầm nhìn của người bệnh thường là tầm nhìn xa. Ống kính tiêu cự này có khả năng lấy nét tốt nên sau phẫu thuật người bệnh sẽ có tầm nhìn xa rõ nét, đặc biệt phù hợp với những người thường xuyên lái xe.
Thủy tinh thể đơn tiêu cự chỉ có một tiêu điểm, còn thủy tinh thể đa tiêu cự thì có nhiều tiêu điểm khác nhau giúp người bệnh cải thiện tầm nhìn ở nhiều khoảng cách như: cận cảnh hoặc, trung bình hoặc nhìn xa. Chúng thường mang lại tầm nhìn tốt cho mọi trường thị giác giúp giảm sự lệ thuộc vào kính, thậm chí bạn không cần đeo kính.
Với những người mắc các bệnh về giác mạc như bong võng mạc, xuất huyết giác mạc, glocom, hoặc người có đồng tử méo, người thường xuyên lái xe ban đêm… thì không phù hợp sử dụng thấu kính này.
Thủy tinh thể nhân tạo được phẫu thuật cấy ghép thay thế thấu kính tự nhiên của mắt. Đây là cách duy nhất để khắc phục các vấn đề về thị lực do đục thủy tinh thể gây ra. Sau khi được cấy ghép, thủy tinh thể nhân tạo sẽ đảm nhiệm chức năng truyền tải ánh sáng, tập trung các tia sáng vào võng mạc và chuyển đổi thành các tín hiệu thần kinh và cuối cùng được đưa đến não bộ để phân tích.
Mỗi người trong chúng ta đều sở hữu một thấu kính tự nhiên trong suốt để tập trung ánh sáng vào bên trong mắt. Tuy nhiên ở một số trường hợp như đục thủy tinh thể, thị lực kém nhìn mờ do tuổi tác và lão hóa,… làm tán xạ ánh sáng, thậm chí chặn ánh sáng khiến người bệnh mờ mắt, mất màu, chói và xuất hiện tình trạng quầng sáng xung quanh đèn, lúc này người bệnh sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật cấy ghép, đặt thủy tinh thể nhân tạo.
Việc đặt thủy tinh thể nhân tạo nên thực hiện sớm ngay khi mắt có những biểu hiện về đục thủy tinh thể. Điều này cũng giúp cho người bệnh tránh được nguy cơ mù lòa, mất thị lực.
Cấy ghép thủy tinh thể nhân tạo thông qua phẫu thuật đục thủy tinh thể là phương án an toàn nhưng vẫn không ngoại trừ các biến chứng xảy ra. Hầu hết các rủi ro đều hiếm gặp, bao gồm:
Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng có nguy cơ biến chứng và không ngoại trừ phẫu thuật cấy ghép thủy tinh thể nhân tạo. Tuy mặc dù rất hiếm nhưng, bệnh nhân có thể sẽ gặp những rủi ro nghiêm trọng sau phẫu thuật và cần được bác sĩ hỗ trợ xử lý kịp thời như:
Quy trình phẫu thuật thủy tinh thể nhân tạo ở mắt thường được thực hiện với 3 bước:
Bác sĩ nhãn khoa sẽ trực tiếp thăm khám, đo thị lực mắt và đánh giá tình trạng của mắt của người bệnh. Từ đó, đưa ra những lựa chọn cấy ghép về thủy tinh thể nhân tạo sao cho phù hợp với bệnh nhân nhất.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cung cấp thuốc nhỏ mắt và thuốc uống vài ngày trước phẫu thuật để giữ cho mắt ổn định và có sức khỏe tốt nhất. Đồng thời, bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh ngừng sử dụng một số loại thuốc hoặc bỏ đeo kính, kính áp tròng trước khi phẫu thuật một thời gian để đạt được hiệu quả tốt nhất.Khi nào cần đặt thủy tinh thể nhân tạo?
Mỗi người trong chúng ta đều sở hữu một thấu kính tự nhiên trong suốt để tập trung ánh sáng vào bên trong mắt. Tuy nhiên ở một số trường hợp như đục thủy tinh thể, thị lực kém nhìn mờ do tuổi tác và lão hóa,… làm tán xạ ánh sáng, thậm chí chặn ánh sáng khiến người bệnh mờ mắt, mất màu, chói và xuất hiện tình trạng quầng sáng xung quanh đèn, lúc này người bệnh sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật cấy ghép, đặt thủy tinh thể nhân tạo.
Việc đặt thủy tinh thể nhân tạo nên thực hiện sớm ngay khi mắt có những biểu hiện về đục thủy tinh thể. Điều này cũng giúp cho người bệnh tránh được nguy cơ mù lòa, mất thị lực.
Cấy ghép thủy tinh thể nhân tạo thông qua phẫu thuật đục thủy tinh thể là phương án an toàn nhưng vẫn không ngoại trừ các biến chứng xảy ra. Hầu hết các rủi ro đều hiếm gặp, bao gồm:
Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng có nguy cơ biến chứng và không ngoại trừ phẫu thuật cấy ghép thủy tinh thể nhân tạo. Tuy mặc dù rất hiếm nhưng, bệnh nhân có thể sẽ gặp những rủi ro nghiêm trọng sau phẫu thuật và cần được bác sĩ hỗ trợ xử lý kịp thời như:
Quy trình phẫu thuật thủy tinh thể nhân tạo ở mắt thường được thực hiện với 3 bước:
Bác sĩ nhãn khoa sẽ trực tiếp thăm khám, đo thị lực mắt và đánh giá tình trạng của mắt của người bệnh. Từ đó, đưa ra những lựa chọn cấy ghép về thủy tinh thể nhân tạo sao cho phù hợp với bệnh nhân nhất.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cung cấp thuốc nhỏ mắt và thuốc uống vài ngày trước phẫu thuật để giữ cho mắt ổn định và có sức khỏe tốt nhất. Đồng thời, bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh ngừng sử dụng một số loại thuốc hoặc bỏ đeo kính, kính áp tròng trước khi phẫu thuật một thời gian để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đầu tiên, người bệnh sẽ được bác sĩ nhãn khoa gây tê bằng thuốc nhỏ mắt, điều này giúp họ có những trải nghiệm nhẹ nhàng, không đau trong suốt quá trình phẫu thuật.
Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành tạo những lỗ nhỏ ở lớp trước trong suốt của mắt rồi sử dụng thiết bị để chia thủy tinh thể tự nhiên của bạn thành những mảnh nhỏ. Đồng thời, dùng lực hút nhẹ nhàng tháo các mảnh thấu kính ra và đặt thủy tinh thể nhân tạo mới vào đúng vị trí trước đây của thấu kính tự nhiên mà người bệnh sở hữu. Vết thương nhỏ sẽ tự lành mà không cần phải khâu.
Người bệnh được đưa về phòng chăm sóc hậu phẫu, rất tỉnh táo nhưng không bị đau. Bạn có thể bị chảy nước mắt, hoặc cảm thấy hơi cộm mắt, tình trạng này thường rất phổ biến và sẽ hết sau một khoảng thời gian ngắn. Thị lực có thể khôi phục trong vòng vài ngày hoặc vài tuần tùy từng trường hợp.
Sau phẫu thuật thủy tinh thể nhân tạo, người bệnh cần có chế độ chăm sóc và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thông thường quá trình hồi phục vết thương diễn ra trong khoảng từ 2 – 4 tuần, và để lành hoàn toàn thời gian có thể kéo dài tới 8 tuần. Trong suốt khoảng thời gian này, người bệnh cần lưu ý [2]: